Điểm danh 10 loài cây thủy sinh được dùng trang trí bể cá trong nhà

Làm thế nào để có được một bể cá đẹp mắt, thu hút ánh nhìn và có thể giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ tan ca trở về nhà thì việc lựa chọn những loài cây thủy sinh phù hợp và có sự độc đáo để trang trí bể cá cũng là một việc quan trọng góp phần hoàn thiện bể cá thủy sinh cho không gian sống của gia đình bạn. Chính vì thế mà Thảo Nguyên Xanh xin giới thiệu một số loài cây thủy sinh thường dùng để trang trí bể cá trong bài viết này.


 

  1. Cỏ thìa

Cây Cỏ thìa có tên khoa học là Dwarf sagittaria là cây lá xếp với chiều cao từ 5 đến 15 cm và thường có màu xanh chuối

Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh và mạnh nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.

  1. La Hán Xanh (Rong La Hán)

Cây La hán xanh Cabomba caroliniana, thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba là dạng cây có thân thẳng đứng.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, cần phải có dòng chảy nhẹ trong bể thủy sinh.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.

  1. Dương xỉ Java

Cây Dương xỉ Java có tên khoa học Microsorum pteropus  họ thực vật Polypodiaceae.

Lá có thể dài từ 0.4 cm đến 27 cm. Ở dạng tự nhiên cây có lá màu xanh tươi, dài, hẹp và nhọn.

Ưu điểm: Dễ trồng, có sức sống mạnh, giá rẻ, đẹp.

Nhược điểm: Phát triển nhanh quá nên cần cắt tỉa thường xuyên cắt tỉa lá và loại bỏ những lá bị úng để không bị ảnh hưởng đến nước.

Cách bố trí: vì cây buộc lên lũa nên có thể bố trí bất kì vị trí nào trong bể nhưng chủ yếu là trung cảnh và hậu cảnh.

  1. Rong đuôi chồn (Rong đuôi chó)

Cây Rong đuôi chồn có tên khoa học là Ceratophyllum demersum thuộc họ Ceratophyllaceae (Rong đuôi chồn).

Lá cây hình kim mọc chi chít dọc theo thân và nhọn dần về phía ngọn tạo thành hình khối hệt như chiếc đuôi chồn. Đó chính là lý do loài cây cảnh này có tên là cây đuôi chồn. Là cây có thân bụi, sở hữu duy nhất một màu xanh đậm.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể cá.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.

  1. Thủy cúc

Cây Thủy cúc có tên khoa học là Hydrophila difformis là loài cây có hình dạng mọc thẳng hoặc dạng leo khi trên mặt nước. Dưới mặt nước cây thủy cúc có dạng là như rau tần ô ở Việt Nam. Nếu bổ sung thêm CO2 cây Thủy cúc sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp.

Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền. Muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để cây thấp thì cây sẽ xòe hơn.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.

  1. Tiểu bảo tháp

Cây Tiểu bảo tháp có tên khoa học là Limnophila sessiliflora, họ thực vật cây thân dài có chiều cao 10-60 cm và rộng 3-10cm, đốt lá có màu xanh tươi từng lớp.

Ưu điểm: Dễ trồng khi ngập nước trong hồ cá. Chúng có thể phát triển tốt dù trong môi trường có thông số nước cứng hay nước mềm.

Nhược điểm: Cây phát triển nhanh nên phải thường xuyên cắt tỉa.

Cách bố trí: trung cảnh và hậu cảnh.

  1. Trân Châu Nhật

Trân châu Nhật có tên khoa học là Glossostigma elatinoides thuộc họ Phrymaceae

 là cây có chiều cao từ 3-5 cm, tán lá rộng khoảng 3 cm. Có màu sắc tươi xanh.

Ưu điểm: Trân Châu Nhật có tốc độ lan nhanh, dễ sống, không cần chăm sóc quá nhiều. Màu sắc xanh đẹp, khi lan tràn bể tạo nên một không gian xanh cho hồ thuỷ sinh trở nên tươi mát.

Nhược điểm:  Loài cây thủy sinh này rất háo dưỡng chất và ít kén nền, vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho chúng là điều nên xem xét.

Cách bố trí: Tiền cảnh.

  1. Rêu Cá Đẻ – Java Moss 

Rêu Java – Java Moss có tên khoa học là Vesicularia dubyana là loại rêu rất dễ trồng và phát triển nhanh. Rêu Java được buộc vào lũa , đá trang trí cho hồ thủy sinh thêm đẹp.
Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: màu sắc của cây không đẹp nếu để ánh sáng quá mạnh. Muốn cây đẹp nên đặt ánh sáng trung bình.
Cách bố trí: Buộc vào lũa hoặc làm nền.

  1. Ổ sao cánh

Cây Ổ sao cánh có tên khoa học Microsorum pteropus. Đây là loài cây thủy sinh phân bố cả dưới nước và trên cạn thành những bụi nhỏ. Lá dài và mảnh, thân của cây có nhiều lông, rễ phụ có màu đen như tóc. 

Ưu điểm: dể trồng, dể sống ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn có thể sinh trưởng được.

Nhược điểm: Vì chúng phát triển mạnh và có nhiều rễ phụ nên cần được bổ sung chất dinh dưỡng  để cây phát triển.

Cách bố trí: Có thể trồng ở vị trí trung cảnh hoặc hậu cảnh.

  1.  Ngưu mao chiên

Cây Ngưu mao chiên có tên khoa học là Eleocharis acicularis thuộc họ Cyperaceae. Ngưu mao chiên là giống cây thủy sinh có hình sợi mảnh như một cây kim, được trồng phổ biến hiện nay. Cây có chiều cao khoảng 5-7 cm, xanh lá đậm, thường sống trong nước có độ pH trung tính.

Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.

Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.

Cách bố trí: Làm tiền cảnh, trung cảnh hoặc hậu cảnh.

Hãy cùng Thảo Nguyên Xanh tìm hiểu cách chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá ở bài viết tiếp theo nhé!

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH

Hotline : 028 6287 3168

Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn

Website: thietkethicongcanhquan.com

Facebook : Thảo Nguyên Xanh

 

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168

Bình luận