Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về Kokedama là gì? Có thể nói đây là một xu hướng trồng cây độc đáo, không cần chậu và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách trồng cây cảnh trang trí theo hình thức Kokedama trong bài viết này nhé!
Trồng cây theo hình thức này cần chuẩn bị những gì?
+ Rêu than bùn
+ Rêu khô (dớn trắng)
+ Đất trồng
+ Chuẩn bị cây trồng có kích thước tương ứng với bầu đất bạn dự định tạo
+ Một số dụng cụ hỗ trợ: kéo, găng tay cao su, dây thừng nhỏ, bình xịt, xô,…
Cách trồng Kokedama
Bước 1: Chuẩn bị bầu đất
Trộn đất với than bùn hoặc đất sét theo tỉ lệ 1:1 giúp giữ ẩm cho bầu đất, như vậy bạn sẽ không cần tưới nước thường xuyên (đất trồng cây làm từ đất sét sẽ đóng vai trò như chất keo để giữ các rễ cây lại với nhau).
Để làm ẩm hỗn hợp, hãy đổ nước vào từng chút một, không để đất quá ướt sẽ khó xử lí, tạo hình. Sau khi đã nặn xong thành hình quả bóng, chia quả bóng thành hai nửa bằng một động tác xoắn đơn giản.
Bước 2: Trồng cây
Lấy cây ra khỏi chậu, nhẹ nhàng loại bỏ bớt phần giá thể ở rễ cây trước khi đặt vào bầu đất. Sau đó, đặt cây vào giữa hai nửa đã tạo lúc nảy và tạo bóng xung quanh cây. Sau khi đã cố định hình dáng và vị trí cho cây thì tiến hành bọc thêm một lớp rêu bên ngoài.
Bước 3: Hoàn thiện
Để cố định quả cầu rêu, bạn sử dụng dây thừng để quấn xung quanh bầu đất. Chú ý quấn từ dưới lên trên và chừa một đoạn dây để buột lại.
Ưu điểm của phương pháp này là những nguyên vật liệu tạo nên một tác phẩm Kokedama đều rất đơn giản và mộc mạc:
- Rễ và cây được giữ nguyên vẹn, không cắt tỉa tạo dáng
- Đất và rêu là những vật liệu từ thiên nhiên và sẽ biến đổi theo thời gian, bên ngoài quả cầu rêu sẽ được quấn dây xung quanh được làm từ những vật liệu như lọn sợi thực vật, sợi vải, sợi gai,…Tất cả đều rất đơn giản và thô sơ nhưng lại mang đến cho tác phẩm một vẻ đẹp thanh cao, độc đáo và vô cùng hài hoà với thiên nhiên.
Cách chăm sóc Kokedama
Hầu như tất cả các loại cây đều có thể trồng theo phương pháp này. Tuy nhiên, nên sử dụng những loại cây có thể phát triển trong điều kiện ánh sáng gián tiếp.
Ban đầu, nên tưới nước cho cây bằng cách đổ đầy nước vào một nửa chậu nhỏ và đặt Kokedama vào từ 5 đến 10 phút, khi lấy quả cầu lên, chờ cho cây ngừng nhỏ giọt rồi tiếp tục treo cây lên. Về sau, nên tưới cây Kokedama khi quả cầu bắt đầu cảm thấy nhẹ và các rêu trên bề mặt có dấu hiệu bị khô. Độ ẩm và nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài vườn sẽ ảnh hưởng đến tần suất bạn cần tưới nước.
Bạn có thể trộn phân bón hòa tan trong nước vào chậu nước để tưới cho cây vài tuần một lần.
Với những chia sẻ trên Thảo Nguyên Xanh hi vọng bạn sẽ thành công tạo nên một tác phẩm Kokedama thật ưng ý cho riêng mình.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật chăm sóc cây giỏ treo luôn xanh tốt
Cây giỏ treo mang trong mình dáng dấp của sự dịu dàng, nhưng không kém phần cuốn hút. Cây là lựa chọn thích hợp cho những không gian nhỏ, tăng tính thẩm mỹ và giúp con người hòa mình với thiên nhiên. -
Biện pháp giải độc cho hoa hồng khi sử dụng nhiều phân bón
Hoa hồng cần được chăm sóc, bón phân với liều lượng đầy đủ, phù hợp thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ... -
Sâu bệnh thường gặp trên cây Sứ và biện pháp phòng trừ
Sứ là loài cây chịu hạn rất tốt, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, cây cũng rất dễ nhiễm bệnh, dưới đây là một số bệnh thường gặp trên cây Sứ và biện pháp phòng trừ -
Kỹ thuật chăm sóc cây Bạch mã hoàng tử
Cây Bạch mã hoàng tử được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà. -
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mai chiếu thủy khỏe mạnh dáng đẹp
Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, trang trí khuôn viên sân vườn và cảnh trí ngôi nhà. Là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững, ổn định. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Hoa sứ
Hoa Sứ được mệnh danh là hoa hồng của sa mạc. Vì sao ư? Chính vì vẻ đẹp kiều diễm, lộng lẫy của nó giữ vùng đất khô cằn.