Những vấn đề thường gặp đối với người mới bắt đầu trồng lan

1. Trồng lan quá chặt và sâu trong chậu: 

Khi trồng lan vào chậu, vì sợ cây lan đổ, ngả nghiêng nên ta cố gắng nhét thật nhiều chất trồng vào chậu và nén gốc lan thật chặt. Hậu quả là lan chết úng, rễ không phát triển được, mầm không đâm lên được.

 

 

Trồng lan quá chặt và sâu khiến rễ không phát triển

 

2. Lựa chọn sai giá thể: giống cần ẩm nhiều thì ghép lũa, cây không ưa ẩm thì phủ dớn trắng. Bạn cần tìm hiểu đặc tính sinh lý của từng giống lan trước khi bạn chọn 1 giá thể cho phù hợp.

Ví dụ các giống lan có lông (Nhất Điểm Hồng, Thanh Hạc…) hoặc các giống lá mỏng (Ý Ngọc, Đơn Cam, Hoàng Thảo Kèn…) nên trồng bảng dớn hoặc lũa hoặc gỗ hay chậu với vỏ thông, nếu bạn trồng với dớn trắng hoặc rêu rừng thì tỉ lệ sống rất thấp.

Lưu ý lựa chọn giá thể phù hợp với cây lan

 

3. Không xử lý giá thể:

Thời gian đầu cây vẫn sẽ ổn tuy nhiên về lâu dài những mầm bệnh trong giá thể sẽ gây ảnh hưởng tới cây lan. Ví dụ dớn không ngâm vôi trung hòa acid hay luộc thì sau này cỏ dại sẽ mọc lên rất nhiều, bên cạnh đó còn mầm bệnh, côn trùng phá hoại, ốc sên… trong giá thể sẽ phá hoại bộ rễ lan và mầm non của bạn…..

 

4. Tưới nước quá nhiều:

Khi bắt đầu trồng lan, nhiều người có xu hướng thường xuyên quan sát và tưới nước cho cây. Điều này dễ khiến cây dư nước dẫn đến ngập úng và chết cây.

 

 

Sai lầm thường gặp khi mới trồng lan là tưới nước quá nhiều cho cây

 

5. Ghép lan sai kỹ thuật:

Cột bằng dây thép, bắn quá nhiều ghim, đóng đinh to… sẽ làm đụt đầu rễ cây lan khi rễ bò tới chạm vào kim loại, kim loại sẽ làm xước thân lan hoặc giả hành tạo cơ hội cho nấm khuẩn xâm nhập. Ghép quá dày với nhiều cây lan um tùm trên 1 giá thể nhỏ làm lan khó bám được vào giá thể hoặc ra rễ mới. Hoặc ghép lan không cùng tuổi cùng kích thước vào chung 1 giỏ sẽ khiến cây không hài hòa và ra hoa không cùng lúc.

6. Không cắt tỉa rễ cũ: 

Khi ghép lan, vì thấy rễ giả hành mẹ, bà hoặc rễ cây lan còn tươi mà bạn giữ lại quá nhiều hoặc thậm chí không cắt tỉa mà ghép luôn. Lan của bạn sẽ rất khó để bám được vào giá thể hoặc ra rễ mới.

Nhớ cắt tỉa bớt rễ cũ của cây lan

 

7. Bón phân quá liều lượng

Bón phân quá nhiều gây thừa phân khiến lan chết. Khi lan bị bệnh cũng ngưng bón phân. Nếu lan không bệnh thì cũng nên phun riêng để tránh quá tải cho cây và phân thuốc trung hòa lẫn nhau làm giảm hiệu quả. Cách nhau tốt nhất trên 2 ngày. Ngoài ra bón phân chuồng mà không ủ sẽ mang mầm mống bệnh, côn trùng và cỏ dại cho giỏ lan.

 

Phân chuồng cần ủ trước khi bón cho cây lan

8. Sử dụng thuốc phòng, trừ bệnh không hợp lý

Dùng sai thuốc khi chữa bệnh cho lan ví dụ khi lan bị thối nhũn do vi khuẩn mà xịt thuốc nấm và ngược lại. Nên sử dụng các loại thuốc phòng bệnh phổ rộng và an toàn cho người và gia súc để phun phòng bệnh định kỳ. Ngoài ra xịt thuốc lúc trưa nắng nóng sẽ làm phân giải mất chất cần cho cây, hoặc bị acid hóa làm cháy lá lan. Nên phun khi trời mát, tốt nhất là sáng sớm và xế chiều.

Sử dụng đúng thuốc khi phòng trừ sâu bệnh, và lưu ý thời gian phun thuốc

 

Trồng lan chính là một nghệ thuật cần người trồng phải có vốn hiểu biết kỹ lưỡng về cây. Thông qua bài viết này hy vọng Qúy khách đã có thêm kiến thức để bắt đầu trồng lan.

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH

Hotline : 028 6287 3168

Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn

Website: thietkethicongcanhquan.com

Facebook : Thảo Nguyên Xanh

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168

Bình luận