Gợi ý những loại chậu thường sử dụng trong sân vườn

Chậu cây cảnh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự sinh trưởng của cây cảnh. Việc lựa chọn một chậu cảnh phù hợp dựa trên kích thước bộ rễ của cây và yêu cầu của cây cảnh đối với đất trồng là điều hết sức quan trọng. Dựa trên chất liệu khác nhau, người trồng có thể chia chậu cây cảnh thành chậu đất nung, chậu nhựa, chậu sành sứ, chậu gỗ,…


Hãy cùng điểm qua những loại chậu và từng ưu, nhược điểm để lựa chọn được cho mình loại chậu ưng ý. 

 

1. Chậu đất nung

Chậu đất nung thường được làm bằng phương pháp nung đất sét ở nhiệt độ tiêu chuẩn nên có đặc tính khá xốp, giúp nước và không khí lưu thông dễ dàng, tạo môi trường tối ưu nhất cho rễ cây phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các loại cây ưa khô. Chậu đất nung là loại chậu được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là loại chậu đất nung màu đỏ và chậu đất nung màu xám.

Ưu điểm: Chậu đất nung có rất nhiều ưu điểm, không những giá cả rẻ, mà ở trên thành chậu có rất nhiều những lỗ nhỏ li ti, giúp chậu thoáng khí và thoát nước tốt. Điều này có tác dụng đối với việc phân giải phân bón trong đất, sự hô hấp và sinh trưởng của rễ cây.

Nhược điểm: chậu nhìn thô ráp, màu sắc đơn điệu, di chuyển không tiện lợi, dễ vỡ, sau một thời gian sử dụng thì những lỗ nhỏ của chậu sẽ bị bám cặn bẩn, không được đẹp như lúc ban đầu. Chậu đất nung thường tròn, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Thông thường đường kính của chậu và chiều cao của chậu xấp xỉ nhau. Đối với những loại cây cảnh khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau đối với độ sâu của chậu. 

Được làm từ chất liệu tự nhiên, dễ tìm nên chậu cây cảnh đất nung được bày bán phổ biến trên thị trường với giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người. 

 

2. Chậu nhựa

Chậu nhựa có khối lượng nhẹ, lại khá chắc chắn, bền, không dễ vỡ, nhưng có nhược điểm là khó thoát nước, không thoáng khí. Kiểu dáng, màu sắc và kích cỡ vô cùng đa dạng. Thậm chí, một số chậu ngày nay còn được thiết kế bên ngoài giả chậu đá, sứ hay gỗ.

Ưu điểm: Vì làm từ chất liệu nhựa nên loại chậu này sẽ khắc phục được nhược điểm của chậu đất nung, chậu sứ là dễ vỡ. Mà nếu như chậu có bị vỡ, thì cũng không bị phân thành mảnh sắc nhọn nên an toàn khi dùng. Đây là điểm đặc biệt mà mọi người hay dùng chậu nhựa để trồng các loại cây treo ở ban công, cửa sổ hay tường nhà. Với đặc tính rất nhẹ nên bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt.

Nhược điểm: thành mỏng nên khả năng cách nhiệt thấp. Chậu sẽ bị nóng khi đặt trực tiếp dưới ánh nắng, làm rễ cây dễ bị sốc nhiệt. Dễ giòn, nứt và phai màu khi đặt trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời. Vì chậu nhựa nhẹ nên dễ bị lật ngã khi có va chạm hoặc khi có gió thổi mạnh.

 

 

Chậu cây cảnh làm từ nhựa thích hợp với các loại cây chịu nước, chịu ẩm, chẳng hạn như cây thủy trúc, cây ráy lá xẻ, cây vạn niên thanh, cây dây nhện,…

 

3. Chậu men sành, sứ

Có thể nói các loại chậu cây cảnh bằng sành sứ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay.

Ưu đim: Kiểu dáng, màu sắc vô cùng đa dạng, thích hợp trồng cả trong nhà và ngoài trời. Có rất nhiều kích cỡ, từ chậu nhỏ đến các chậu cực lớn. Chậu có khả năng giữ ẩm tốt nên là sự lựa chọn lý tưởng cho các loại cây ưa ẩm hay cho những bạn không có thời gian tưới cây thường xuyên. Trọng lượng chậu khá nặng nên ít khi bị lật đổ khi có va chạm nên rất thích hợp trồng các loại cây lớn.

Nhược điểm: dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên, nên cần để chậu cây ở nơi có nhiệt độ thấp. Loại chậu này không dễ thoát nước, tính thoáng khí kém, chính vì vậy rất khó nắm bắt tình trạng khô ướt của đất trồng. Đặc biệt vào thời kỳ cây ngủ nghỉ, vì thường tưới nước quá nhiều dẫn đến cây bị thối gốc mà chết.

 

Kiểu dáng, màu sắc chậu men sứ vô cùng đa dạng, thích hợp trồng cả trong nhà và ngoài trời.

 

4. Chậu cây cảnh khung gỗ

Để tận dụng những vật liệu sẵn có trồng rau sạch trong nhà phố, nhiều gia đình đã chọn sử dụng các loại chậu cây cảnh bằng khung gỗ. Những khung chậu cảnh làm từ gỗ có độ linh hoạt lớn, có thể dễ dàng tự chế theo nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Khung gỗ có thể trang trí hiệu quả và chịu nhiệt cũng như chịu lạnh tốt, cũng nhờ vậy mà chậu gỗ có thể bảo vệ cây cảnh rất tốt.

Ưu điểm: Gỗ là loại vật liệu tự nhiên tuyệt đẹp. Kiểu dáng có thể vừa hiện đại vừa truyền thống và kích thước cũng đa dạng không kém các chậu khác. Chậu cây cảnh làm từ gỗ cũng giúp giữ ẩm tốt, ít phải tưới nước và trong môi trường nóng chúng cũng sẽ giúp cho cây được tươi xanh hơn.

Nhược điểm: Chậu gỗ dễ hỏng và mục khi tiếp xúc với nước và độ ẩm.

 

 

 

 

5. Chậu cây cảnh thủy sinh

Chậu cảnh thủy sinh là loại chậu cảnh trong đó thay vì là đất thì người ta dùng nước. Cây trồng trong những loại chậu cảnh này là những thực vật sống trong nước như hoa sen, lục bình, thủy quỳnh…

Những chậu chuyên trồng thủy sinh thường sẽ có 2 phần, bên ngoài là bình thủy tinh hoặc chậu nhựa trong, bên trên sẽ đặt 1 giá thể nhựa để cây, những giá thể này sẽ có khe hở, kích thích rễ cây phát triển và hút nước.

Ưu điểm: thích hợp cho các loại cây trồng thủy sinh. Chậu giúp khoe ra vẻ đẹp không chỉ của thân, cành, lá mà cả bộ rễ của cây. Và cũng giúp đễ dàng nhận diện khi cây bị nấm bệnh.

Nhược điểm: phải thường xuyên chú ý thay nước cho cây, ngoài ra sự phát triển của cây cũng tương đối chậm hơn so với khi trồng trong đất.

 

Cây trồng trong những loại chậu cảnh này là những thực vật sống trong nước như hoa sen, lục bình, thủy quỳnh,...

 

6. Chậu xi măng

Được làm từ xi măng, chậu xi măng đến nét độc đáo, nổi bật cho không gian nhà bạn. Kích thước chậu đa dạng từ nhỏ cho đến cực lớn nên thường được dùng để trồng các cây lớn. Trọng lượng chậu rất nặng nên không bị lật khi gió mạnh. 

Ưu điểm: ưu điểm nổi bật của chậu xi măng là cực kỳ chắc chắn và có độ bền cao trong thời gian dài, rất thích hợp trồng các loại cây ngoài trời. Do chậu có thành dày nên khả năng cách nhiệt tốt, giúp rễ cây không bị sốc nhiệt. Cũng như chậu đất nung, chậu xi măng cũng khá xốp, giúp thoát nước tốt.

Nhược điểm: giá thành khá cao so với nhiều loại chậu khác. Mẫu mã, màu sắc cũng không đa đạng. Hầu như chậu có màu xi măng hoặc màu đen. Vì làm từ đá, xi măng, sắt thép nên chậu rất nặng, khó di chuyển.

 

Được làm từ xi măng, chậu xi măng đến nét độc đáo, nổi bật cho không gian nhà bạn.

 

Vậy là Thảo Nguyên Xanh đã giới thiệu đến bạn những loại chậu được ưa thích sử dụng trong sân vườn và những ưu nhược điểm của từng loại chậu. Chúc các bạn sẽ chọn được cho mình loại chậu phù hợp để trang trí cho không gian của mình nhé. 

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH

Hotline : 028 6287 3168

Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn

Website: thietkethicongcanhquan.com

Facebook : Thảo Nguyên Xanh

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168

Bình luận

Bài viết liên quan