Chiết cành là gì?
Chiết cành (Air layering) là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ và đem trồng thành cây mới.
Phương pháp này phổ biến với các loại cây thân gỗ, cây lâu năm thời gian sinh trưởng dài như hoa hồng, hoa giấy, sanh, si,… các loài cây ăn quả như chanh, cam, quýt, bưởi, vải, nhãn, mơ, mận, khế, hồng xiêm,…
Nguyên lý:
Khi ta loại bỏ một đoạn vỏ trên thân cây chỉ chừa lại phần gỗ thì cây chỉ có thể dẫn nước và muối khoáng từ dưới gốc lên (theo mạch gỗ), còn các chất tổng hợp từ lá như tinh bột, auxin (theo mạch rây) sẽ bị giữ lại ở chỗ bị cắt và tạo ra rễ. Nếu ta cung cấp chất dinh dưỡng cho phần rễ này hấp thu thì nó sẽ càng phát triển mạnh cùng với đoạn cành nó mang. Từ đó có thể cắt dời đoạn cành từ chỗ mọc rễ đem trồng thì đoạn cành đó sẽ phát triển thành cây con mới.
Ưu điểm phương pháp chiết cành:
- Bảo tồn hệ gen: Cây con được chiết cành giữ nguyên đặc tính di truyền của cây mẹ (ví dụ: năng suất, chất lượng quả, màu hoa). Ở các loại cây có bộ gen thay đổi liên tục như cây sứ,… Nếu dùng phương pháp gieo hạt, nuôi cấy mô để nhân giống cây con sẽ chỉ giống các đặc điểm của cha mẹ 50%. Để giữ được nguyên bản bộ gen cha mẹ thì chiết cành là phương pháp tốt nhất.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng: Cành chiết thường là những cành trưởng thành, cành khỏe nên khi chiết thành cây con thường ra hoa, cho quả sớm hơn so với cây trồng từ hạt.
- Tỷ lệ thành công cao: tùy thuộc vào loại cây và thực hiện đúng kỹ thuật tỷ lệ thành công của phương pháp này có thể lên đến 100% và có thể hoàn toàn thực hiện tại nhà.
Nhược điểm:
- Không phải loài cây nào cũng có thể áp dụng phương pháp chiết cành để nhân giống, đặc biệt là các loài cây thân thảo và cây dây leo.
- Số lượng cành chiết có hạn nên không thể tạo nên hàng loạt cây con cùng một lúc như gieo hạt hay nuôi cấy mô.
- Thời gian cành có thể chiết ra mang đi trồng kéo dài, thường từ 1 đến 2 tháng
Kỹ thuật chiết cành
- Chuẩn bị dụng cụ
- Dao (hoặc kéo) sắc bén, bầu chiết (có thể dùng vỏ dừa, túi nilon...), dây buộc, đất ẩm (trộn với xơ dừa, mùn cưa...).
- Thuốc kích thích ra rễ: Có thể mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp
- Chọn cành chiết
-Chọn cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, mang đầy đủ các đặc điểm hình thái của cây mẹ, có độ tuổi phù hợp, thường là cành bánh tẻ, cành cấp 2 trở đi, không quá non cũng không quá già
- Khoanh vỏ cành chiết
- Dùng dao khoanh vỏ cành (rộng khoảng 2-3cm) và bóc lớp vỏ.
- Cạo sạch lớp nhớt ở phần gỗ để tránh vỏ tái sinh.
- Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt.
- Đây là bước quan trọng, nếu không cẩn thận sẽ làm cho cành chiết bị chết do khoanh quá sâu, làm đứt các mạch dinh dưỡng.
- Đối với những cây ít nhựa có thể tiến hành bó bầu ngay, đối với cây nhiều nhựa cần cạo sạch lớp màng nhày quanh thân gỗ chính và để khô 3-4 ngày rồi mới tiến hành bó bầu
- Bó bầu
- Hỗn hợp bó bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt. Hỗn hợp có thể gồm đất trộn với mùn hữu cơ như phân chuồng hoai mục, rơm, tro trấu,… trộn đều và tưới nước sao cho hỗn hợp bó bầu có độ ẩm 70-80%. Quấn hỗn hợp bằng một lớp nylon có lỗ thoát nước vào phần cành đã khoanh vỏ và buộc chặt 2 đầu.
Lưu ý: không được quấn hở vùng khoanh vỏ, sẽ làm cho chỗ khoanh dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, vi sinh vật,…làm hỏng, chết cành chiết.
- Cắt cành
- Sau một thời gian (khoảng 1 đến 2 tháng) khi cành ra rễ khoẻ, phát triển bình thường thì cắt cành ngay dưới vị trí ra rễ và mang đi trồng.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật chăm sóc hoa Hải đường
Ông bà ta quan niệm rằng chọn chậu hải đường hoặc tranh liên quan hải đường làm quà tặng sẽ có ý nghĩa mang lại vinh hoa phú quý, may mắn đầy nhà đến cho gia chủ -
Kỹ thuật ghép cành và lợi ích của nó
Ghép cành được sử dụng phổ biến nhất trong việc nhân giống vô tính các loại cây được trồng thương mại cho các ngành nghề làm vườn và nông nghiệp. -
Cách trồng hoa hồng bằng cây nha đam
Hoa hồng- một loại cây được khá nhiều người ưa chuộng vì hương thơm và màu sắc trang nhã. -
Kỹ thuật trồng cây Đậu bắp tại nhà
Đậu bắp là một loại quả ngon, có hương vị rất khác so với những loại đậu khác. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Sử quân tử
Nhắc đến sử quân tử người ta nhớ ngay đến cây cảnh tuyệt vời. -
Kỹ thuật trồng nấm rơm đạt năng suất cao
Nấm rơm là loại có sức sống và phát triển tốt nếu gặp môi trường thuận lợi. Nhìn chung, có thể trồng loại nấm này quanh năm.