Khi chăm sóc cho cây trồng ngoài vấn đề sâu bọ, chúng ta thường dễ mắc sai lầm là tưới nước quá nhiều.
Tình trạng này thường xảy ra đối với cây trồng trong chậu, vì nước đọng lại quanh rễ cây không thoát ra ngoài được. Điều này gây ngập úng và dẫn đến chết cây. Và hôm nay Thảo Nguyên Xanh sẽ gửi đến các bạn hướng dẫn cứu cây trồng khi bị ngập úng.
Nhận biết cây bị ngập úng
Trước hết cần kiểm tra cây có bị ngập úng không. Điều này rất quan trọng vì xác định đúng sẽ giúp đưa ra biện pháp hợp lý cho cây.
1. Đầu tiên hãy kiểm tra xem lá có màu xanh nhạt hoặc vàng không. Khi bị úng nước, màu sắc của lá bắt đầu thay đổi. Hãy quan sát xem lá cây có bị mất màu xanh, trở nên nhợt nhạt hoặc vàng không. Bạn cũng có thể để ý thấy các mảng màu vàng loang lổ trên lá.
Điều này xảy ra vì quá trình quang hợp không diễn ra bình thường khi bị úng. Như vậy nghĩa là cây không thể lấy được chất dinh dưỡng.
2. Chú ý nếu cây không ra lá non, cành cây và tán lá đang chết dần hoặc xuất hiện các đốm nâu. Khi bị ngập nước, rễ cây không thể cung cấp nước cho các bộ phận bên trên của cây. Cây cũng không thể lấy được chất dinh dưỡng trong đất.
Tìm xem có mốc hoặc rêu tại gốc cây hoặc trên mặt đất không. Khi có quá nhiều nước trong chậu cây, bạn có thể thấy đám rêu màu xanh hoặc mốc trắng mỏng xuất hiện trên mặt đất hay ở gốc cây. Đây là dấu hiệu cho thấy cây bị úng nước.
Bất cứ đám mốc hoặc rêu nào xuất hiện cũng đều là dấu hiệu đáng lo.
3. Kiểm tra các lỗ thoát nước ở đáy chậu cây. Nếu chậu trồng cây không có lỗ thoát nước dưới đáy, khả năng cao là cây đang bị úng nước vì nước bị đọng lại dưới đáy chậu. Tốt nhất là bạn nên lấy cây ra khỏi chậu để kiểm tra xem rễ có bị thối không. Sau đó, bạn có thể đục lỗ dưới đáy chậu hoặc chuyển cây sang chậu khác có lỗ thoát nước.
Nếu nước đọng quanh rễ cây quá lâu, rễ sẽ bắt đầu thối rữa. Khi tình trạng này xảy ra, rễ cây sẽ bốc mùi.
Làm khô rễ cây
1. Ngừng tưới nước trong khi chờ cây khô. Đừng tưới thêm nước vào chậu nếu bạn chưa chắc chắn là rễ và đất đã khô.
Đem cây vào bóng râm để bảo vệ lá trên ngọn cây. Khi bị úng nước, cây sẽ khó vận chuyển nước lên các lá trên cao. Điều này nghĩa là ngọn cây dễ bị khô kiệt nếu bạn đặt cây dưới nắng mặt trời. Để cứu cây, bạn hãy đem chậu cây vào nơi có bóng râm.
Bạn có thể chuyển cây trở lại vị trí có nắng khi tình trạng đã ổn định.
2. Gõ vào thành chậu cây để đất long khỏi rễ cây. Dùng tay hoặc thuổng nhỏ gõ nhẹ vào thành chậu nhiều lần ở các phía khác nhau để đất long ra khỏi rễ cây. Điều này có thể tạo ra các túi khí giúp cho rễ cây khô.
Trượt cây ra khỏi chậu để kiểm tra rễ và giúp rễ nhanh khô. Tuy không bắt buộc phải lấy cây ra khỏi chậu, nhưng như vậy cây sẽ khô nhanh hơn, và bạn cũng có thể nhân dịp này trồng cây vào chậu khác có độ thoát nước tốt hơn.
Dùng tay bóc lớp đất cũ để quan sát bộ rễ. Nhẹ tay bóp vỡ lớp đất cho rời ra khỏi rễ cây. Dùng tay phủi đất nhẹ nhàng để khỏi làm hư hại rễ.
Vứt bỏ đất nếu bạn thấy có dấu hiệu mốc hoặc rêu vì nó sẽ làm ô nhiễm cây nếu bạn sử dụng lại. Tương tự, bạn cũng cần vứt bỏ đất nếu thấy có mùi thối rữa, vì rất có thể trong đó có chứa rễ thối.
3. Dùng kéo hoặc kìm tỉa cây cắt bớt những phần rễ mục màu nâu. Rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu trắng và rắn chắc, trong khi rễ mục sẽ mềm và có màu nâu hoặc đen. Bạn có thể dùng kéo hoặc kìm tỉa cây để cắt hết các phần rễ mục và chừa lại phần rễ khỏe mạnh.
Nếu đã cắt bỏ nhiều rễ, bạn cũng cần cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây. Cắt các cành lá màu nâu và khô trước. Bắt đầu tỉa từ ngọn cây và loại bỏ vừa đủ lá và cành sao cho các phần khác của cây còn lại không quá gấp đôi kích thước bộ rễ.
Nếu không chắc cần phải cắt tỉa cây bao nhiêu là đủ, bạn cứ bỏ đi số cành lá tương đương với số rễ bị cắt bỏ.
Trồng lại cây vào chậu
1. Chuyển cây vào chậu có các lỗ thoát nước và khay hứng nước. Mua loại chậu trồng cây có các lỗ nhỏ dưới đáy để nước có thể thoát ra ngoài. Điều này sẽ ngăn ngừa nước đọng lại xung quanh bộ rễ và làm thối rễ.
Nếu chậu cây đang dùng có lỗ thoát nước, bạn có thể trồng cây trở lại chậu cũ. Tuy nhiên, trước đó bạn cần rửa sạch chậu cây bằng xà phòng nhẹ dịu để loại bỏ các bộ phận thối rữa của cây, nấm mốc và rêu.
Khi trồng cây vào chậu cũ cần rửa sạch chậu cây bằng xà phòng nhẹ dịu để loại bỏ các bộ phận thối rữa của cây, nấm mốc và rêu.
2. Lót một lớp phủ dày 2,5- 5 cm dưới đáy chậu có lỗ thoát nước. Mặc dù không bắt buộc, nhưng lớp phủ lót dưới đáy chậu sẽ giúp ngăn ngừa ngập úng. Bạn chỉ cần lót một lớp phủ dưới đáy chậu dày khoảng 2,5-5 cm và đừng nén chặt.
Lớp phủ sẽ giúp cho nước thoát ra ngoài nhanh hơn để không làm úng rễ.
3. Đổ thêm đất xung quanh cây nếu cần. Bạn sẽ phải cho thêm đất mới nếu đã loại bỏ đất nhiễm nấm mốc hoặc rêu, hoặc nếu chậu mới lớn hơn chậu cũ. Đổ đất mới xung quanh rễ cây, sau đó lấp đất vào chậu đến gốc cây. Vỗ nhẹ lên mặt đất để đảm bảo cây đứng vững.
Nếu cần thiết, bạn có thể rắc thêm đất sau khi đã nén đất xung quanh cây. Đừng để cho rễ lộ ra.
4. Chỉ tưới cây khi bạn sờ vào thấy lớp đất bề mặt đã khô. Tưới nước để làm ẩm đất sau khi trồng cây vào chậu. Sau lần tưới đầu tiên, bạn cần kiểm tra đất trước khi tưới cây lần tiếp theo để đảm bảo đất đã khô, tức là cây đang cần nước. Khi tưới cây, bạn nên tưới trực tiếp vào đất để nước đến được rễ cây.
Tưới cây vào buổi sáng là tốt nhất, vì ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho cây khô nhanh hơn.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật trồng hoa Dạ yên thảo bằng cành
Dạ yên thảo là một loại hoa treo tường rất phổ biến vì màu sắc đẹp và dễ chăm sóc. Nhân giống bằng cành là một trong hai kỹ thuật trồng hoa Dạ yên thảo, cách làm này rất đơn giản và tiết kiệm thời gian. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Sử quân tử
Nhắc đến sử quân tử người ta nhớ ngay đến cây cảnh tuyệt vời. -
Kỹ thuật phòng trừ rệp sáp trên cây Vạn tuế
Vạn tuế là loại cây cảnh dễ trồng nhưng cây dễ bị ảnh hưởng từ sâu bệnh, trong đó có bệnh thối ngọn, và nhất là rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae. -
Sâu bệnh hại trên thảm cỏ và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Việc kiểm soát sâu bệnh hại trên thảm cỏ là vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc thảm cỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thảm cỏ bị bệnh như điều kiện thời tiết thay đổi, độ ẩm không thích hợp, vệ sinh thảm cỏ chưa sạch, cũng có thể do quá nhiều đạm, rơm rạ, ngập úng, thoát nước kém,... cũng là những nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh hại trên thảm cỏ. -
Trồng cây Lồng đèn ngộ nghĩnh tại nhà nhân dịp Trung thu
Nhân dịp Tết Trung thu đặc biệt năm nay, thay vì được đi rước đèn, thì bố mẹ cùng bé ra vườn và trồng một loại cây siêu ngộ nghĩnh và đáng yêu nhé. -
Một số loại sâu bệnh hại trên rau lá thường gặp vào mùa mưa
Mùa mưa là mùa sâu bệnh dễ tấn công và gây hại nghiêm trọng cho khu vườn. Chính vì vậy, để ứng phó và giảm thiệt hại thì bạn cần trang bị kiến thức về những sâu bệnh vào mùa mưa.