Là một trong tứ cây quân tử nên không khó bắt gặp hình ảnh trong mỗi hộ gia đình đều treo 1 bức tranh cây trúc hoặc có 1 chậu trúc cảnh. Chưa nói đến ý nghĩa cao cả của nó chỉ riêng việc mang lại không gian sống xanh, sạch cho ngôi nhà của bạn đã là ưu điểm tuyệt vời của chúng rồi.
Dù chúng mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng trong mình khí chất quân tử mà chẳng loại cây nào có. Thanh cao, ngay thẳng lại rất đỗi bình dị. Do vậy chúng được lòng tất cả mọi người. Nhưng nếu để trồng trong sân vườn thì người ta thường chọn trúc hơn vì chúng tốn ít diện tích mà lại có màu xanh dễ chịu.
Bài viết này chúng tôi không chỉ giúp bạn hiểu rõ đặc tính của chúng mà còn hướng dẫn bạn cách để trồng trúc cảnh xanh mướt mắt nữa đấy! Đầu tiên cùng điểm qua 3 loại trúc được nhiều người trồng nhất nhé!
Trúc quân tử
Trúc quân tử có lẽ là loài nổi tiếng nhất trong cả 3 loại. Chúng gần như là sự lựa chọn hàng đầu mỗi khi ai đó có ý định cấy trúc cảnh. Chúng vừa có tác dụng trang trí không gian sống thêm xanh lại vừa thích hợp với diện tích trồng trong vườn nhà.
Đặc điểm của Trúc quân tử là thân mảnh mai, lại rất dễ trồng, dễ sống nên được nhiều người chọn khi trồng ở quanh nhà hoặc quanh bờ rào hay muốn che chắn những bức tường xấu xí. Không những giúp không gian thêm xanh tươi hơn mà còn giúp gia chủ làm đẹp cả căn nhà của mình.
Trúc quân tử đúng như tên gọi của nó đại diện cho sự vững vàng, ngay thẳng, chính trực, trường tồn cùng đất trời.
Trúc cần câu
Trúc cần câu hay còn gọi là trúc bạch,… là loại cây thứ 2 được nhiều người ưa thích. Thân chúng thẳng đứng, tròn lẳn đường kính chỉ khoảng 2-3cm mà thôi. Trên thân mọc nhiều những nhánh nhỏ hướng ngang ra phía ngoài. Trên cùng của thân là ngọn cây. Lá tập trung chủ yếu ở phần này. Thông thường 1 bụi trúc có rất nhiều thân.
Thân cây trơn nhẵn có màu xanh bóng, thỉnh thoảng có hơi ngả vàng. Bên trong rỗng nhưng lại cực kỳ chắc chắn.
Do đặc tính là thân mềm dẻo có độ bền cao mà nhiều người dùng chúng làm cần câu cá. Do đó chúng có tên gọi như trên hoặc là trúc câu cá. Tương tự như những cây cùng họ, rễ trúc nhiều bám chặt vào đất nên dù có mưa, gió cũng khó lòng đánh bật gốc chúng lên được. Ngoài ra rễ cây bám chắc nhiều còn có tác dụng chống xói mòn. Vì thế ở những bờ kênh, mương người ta trồng nhiều loại trúc này.
Ý nghĩa của trúc cần câu không khác so với các loại trúc khác. Chúng đều tượng trưng cho lòng ngay thẳng của người quân tử.
Trúc quan âm
Trúc quan âm hay còn gọi là trúc phật bà, chúng mọc thành bụi cao từ 1-5m. Thân cây có đường kính chỉ từ 1 đến 5cm mà thôi.
Khác hẳn với các loại trúc khác, thân trúc không thẳng tắp, uốn cong ở đầu cành mà thân chúng lại cong cong hình lượn sóng. Thân cây tròn ở giữa thì phình to. Loại này có vỏ trơn nhẵn màu xanh thẫm, đến khi về già sẽ dần ngả sang vàng. Lá trúc hình lưỡi mác, mỏng, có gân lá và xanh ngắt. Gốc cây thường hình tròn, có khi là hình trái tim.
Phần ở gần ngọn cây mọc ra nhiều nhánh đối xứng nhau giống như Phật Bà nghìn mắt nghìn tay nên chúng có tên gọi như trên. Trên mỗi nhánh đều có những đốt tròn giống trên thân nhưng nhỏ hơn. Trên mỗi mắt cây lại có 1 lớp áo mà người ta hay gọi là mo. Lớp áo này có khi cây còn non và khi cây trưởng thành chúng sẽ từng từ bong ra và rụng đi.
Trúc quan âm đúng như tên gọi tượng trưng cho tấm lòng bao dung của Bồ Tát, mang lại hạnh phúc ấm no cho gia chủ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trúc cảnh
1. Hướng dẫn trồng trúc cảnh
Đất trồng cây là đất thịt pha thêm xơ dừa, tro bếp, mùn trấu cùng 1 ít phân hữu cơ.
Đào hố trước khi trồng 1 thời gian để khử mầm bệnh trong đất. Hố trồng cao khoảng 20cm và phải sâu hơn bầu đất 20cm mới được. Sau đó bạn cho hỗn hợp trên vào hố.
Nhẹ nhàng mang bầu cây đặt vào hố hoặc chậu sao cho mặt bầu ngang với miệng hố, miệng chậu là được. Chú ý, không nên để bầu nhô cao hoặc tụt xuống thấp quá.
Dùng tay nén chặt đất ở bầu cây sau đó đổ hỗn hợp đất trồng trên và nén chặt xuống.
Sau khi trồng xong thì tưới nước đẫm gốc cây là xong. Cuối cùng dọn sạch chậu hoặc chỗ trồng là được.
Ngoài ra bạn có thể trồng thêm dương xỉ dưới gốc trúc để vừa phủ đất lại vừa tạo vẻ đẹp cho cả khóm trúc bạn vừa trồng.
2. Hướng dẫn chăm sóc
Trong quá trình chăm sóc cần chú ý bón phân thường xuyên và bổ sung thêm đất cho cây. Do đặc tính của chúng là nhiều rễ mà lại là rễ nổi, lá nhiều nên việc này rất quan trọng. Đất khi bổ sung cần là loại tơi xốp thoáng khí, đặc biệt là thoát nước tốt. Đất bạn có thể pha thêm cát để tăng hiệu quả thoát nước. Muốn cây luôn cho lá xanh thì đều đặn 2 tuần bón phân hữu cơ cho chúng 1 lần là được.
Đặc điểm của Trúc là thích ánh sáng nên bạn cần trồng chúng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào được. Nếu là trồng chậu thì mỗi ngày mang ra phơi nắng cho chúng vài giờ để cây luôn xanh tươi.
Tắm nắng thường xuyên sẽ giúp cây cứng cáp, khỏe mạnh tự nhiên. Lá cây đón được nhiều ánh nắng quang hợp tốt cũng sẽ xanh hơn. Khi không đủ ánh nắng lá sẽ xuất hiện những đốm đen xấu xí.
Chú ý, gốc cây phải đảm bảo cao hơn đất trồng để rễ được thông thoáng, làm việc tốt hơn.
Nếu thấy lá cây cuộn tròn lại thì có nghĩa cây đang thiếu nước
Trúc chăm sóc và phơi nắng đầy đủ sẽ phát triển rất nhanh. Vì thế, bạn cần chú ý thường xuyên tỉa bớt cành lá để cây giữ được hình dáng đẹp nhé.
Khi thấy lá trúc có hiện tượng cháy ở đầu thì có thể chúng thiếu nước hoặc thiếu dinh dưỡng. Lúc này vừa phải bón phân cho cây vừa chú ý tưới nước đều đặn để lá cây đẹp trở lại như cũ.
Thảo Nguyên Xanh hi vọng với bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về trồng trúc cảnh. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo nhé!
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Mẹo trồng cây Sả công dụng đuổi muỗi
Sả là loại cây có hương thơm giúp đuổi muỗi và các loại côn trùng. -
Kỹ thuật trồng hoa Dạ yên thảo bằng cành
Dạ yên thảo là một loại hoa treo tường rất phổ biến vì màu sắc đẹp và dễ chăm sóc. Nhân giống bằng cành là một trong hai kỹ thuật trồng hoa Dạ yên thảo, cách làm này rất đơn giản và tiết kiệm thời gian. -
Tự chế biến thuốc trừ sâu sinh học tại nhà vô cùng đơn giản
Thuốc trừ sâu sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như: tỏi, ớt, gừng, xả … rất an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. -
Kỹ thuật trồng Cà rốt bằng thùng xốp
Cà rốt là loại củ quen thuộc để chế biến các món ăn ngon. -
Sâu bệnh hại trên thảm cỏ và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Việc kiểm soát sâu bệnh hại trên thảm cỏ là vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc thảm cỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thảm cỏ bị bệnh như điều kiện thời tiết thay đổi, độ ẩm không thích hợp, vệ sinh thảm cỏ chưa sạch, cũng có thể do quá nhiều đạm, rơm rạ, ngập úng, thoát nước kém,... cũng là những nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh hại trên thảm cỏ. -
Mẹo trồng cây ớt trĩu trái quanh năm
Bí quyết trồng cây ớt tại nhà trĩu trái quanh năm