Trồng nấm, đặc biệt là nấm rơm đã được nhiều bà con triển khai trong những năm gần đây. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo ra công việc cho nhiều người nông dân.
Nấm rơm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, cách trồng chăm sóc cũng không phức tạp. Chỉ cần trang bị một số kiến thức là chúng ta có thể bắt tay vào triển khai rồi.
Chọn giống Nấm rơm
Kỹ thuật chọn được giống Nấm rơm tốt, đúng thời điểm có tác động rất lớn đến năng suất nấm khi thu hoạch. Nên chọn những meo nấm đúng độ tuổi, giống khỏe mạnh, không có tạp khuẩn. Chọn mua ở những cơ sở sản xuất nấm giống uy tín.
Nên loại bỏ những bịch meo nấm có màu đen, nâu hoặc vàng cam. Vì màu như vậy là chúng đã bị nhiễm nấm dại khác. Những bịch dưới đáy bị ướt, nhão hay có mùi chua cũng nên loại bỏ.
Những sợi tơ nấm cần có màu trắng trong, khi mở nắp bịch có mùi thơm tương tự như nấm rơm. Trong bịch meo, tơ nấm phát triển đều khắp.
Chọn vị trí trồng Nấm rơm
Nấm rơm không kén địa điểm trồng. Chỉ cần đáp ưng tiêu chí: thông thoáng, không bị ngập úng khi mưa, ấm vào những ngày lạnh giá và mát vào những ngày nóng.
Nên chọn những địa điểm bằng phẳng, rộng rãi. Gần nguồn nước để tiện việc chăm sóc, và gần đường lớn để tiện việc vận chuyển rơm, thuận lợi việc thu hoạch.
Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà
Có thể trồng Nấm rơm trên các loại vật liệu khác như bã mía, mùn cưa để trồng. Tuy nhiên thì thuận lợi cho sự phát triển của cây nấm nhất vẫn là rơm. Vật liệu dễ tìm, rất rẻ và cũng tiện việc chuẩn bị.
Nấm rơm đặc tính là cây ưa môi trường ẩm ướt, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao. Nên chuẩn bị rơm từ vụ Hè – Thu. Đó cũng là thời điểm rơm nhiều, sợi rơm được phơi nắng có màu vàng ươm, sợi chắc – dẻo.
Nên có sự chuẩn bị từ sớm, không nên vì quá gấp mà chọn rơm mục, thối nát để trồng nấm.
Kỹ thuật trồng nấm cũng không có gì phức tạp, chỉ cần trải qua 2 bước như dưới đây
Bước 1: Ủ rơm
Có 2 cách ủ rơm hiện nay được áp dụng phổ biến. Đó là ủ thành đống, và xử lý nước vôi trước khi đem rơm ủ.
Phương pháp ủ rơm thành đống
Ban đầu ủ rơm thành những đống lớn. Cách này có thể áp dụng với cả rơm khô và rơm tươi.
Tưới nước đều và đẫm cho rơm nén lại, trước khi chồng nên lớp rơm tiếp theo. Sau khi hoàn thành, dùng rơm khô, ni lông hoặc lá chuối ủ lên đống để giữ nhiệt.
Sau thời gian ủ khoảng 10-12 ngày, bà con đã có thể sử dụng rơm để chất mô nấm.
Nhiệt độ cao giúp phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm, đồng thời diệt bớt các loại vi khuẩn và nấm hại có trong rơm.
Phương pháp xử lý rơm bằng nước vôi trước khi ủ
Với phương pháp này, lưu ý là chỉ sử dụng với rơm rạ đã khô. Pha 3kg vôi với một thùng nước 100 lít, sau đó ngâm rơm vào với mục đích diệt nấm, gột bỏ chất mặn, chất phèn có trong rơm.
Sau khi ngâm khoảng nửa tiếng, vớt ra để ráo nước và chất thành đống.
Sau khi rơm được chất đống 2-3 ngày, kiểm tra lại xem độ ẩm trong đống như thế nào. Nên trở rơm một lần để tạo độ thoáng.
Sau thời gian ủ 5-6 ngày là có thể sử dụng.
Tiêu chí đánh giá rơm ủ đạt tiêu chuẩn là rơm có màu vàng tươi, không bị thối, sợi mềm, mùi thơm đặc trưng khi lên men.
Bước 2: Xếp mô nấm và rắc meo giống
Sau thời gian ủ, kiểm tra chất lượng rơm đạt tiêu chuẩn. Bốc dỡ rơm xếp thành những mô nấm để rắc meo. Lưu ý là nên xử lý hết đống rơm ủ trong ngày khi đống rơm ủ đó đã bị dỡ phần che đậy.
Cách 1: Xếp rơm thành lớp
Bắt đầu bằng việc rải đểu bằng tay một lớp rơm mỏng lên trên mặt liếp. Sau đó tiếp tục thực hiện với lớp rơm thứ 2, 3, … tương tự như vậy.
Sau khi hoàn thành, ép đều mặt luống và tưới nước cho mô nấm. Vuốt đều xung quanh, để cho mô nấm gọn gàng nhìn vuông vắn, khi thu hoạch sẽ dễ dàng.
Cách 2: Xếp rơm thành bó
Gom rơm thành từng bó sau khi ủ. Mỗi bó có đường kính 15-20cm, xếp những bó rơm này thẳng hàng thành luống. Sau khi được một lớp, tiến hành rải meo giống bên ngoài 2 mép luống.
Có thể xếp 2,3 lớp như vậy. Lớp trên cùng, bà con sử dụng một lớp rơm mỏng 5-6cm để phủ lên. Sau khi hoàn thành, tưới nước và vuốt bề mặt mô nấm gọn gàng bóng mịn.
Nếu thời tiết nóng, ủ rơm có độ cao mỏng để dễ thoát nhiệt. Còn thời tiết giá lạnh, nên tăng độ cao cho mô nấm để giữ ấm và chống ẩm ướt.
Kỹ thuật chăm sóc nấm rơm
Việc chăm sóc mô nấm, cùng với đó là căn ke độ ẩm, nhiệt độ là rất quan trọng. Với các mô nấm, bà con không cần phải sử dụng thêm phân bón.
Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm: Việc cần quan tâm nhất ở đây là theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong mô nấm. Độ ẩm là yếu tố quyết định, ảnh hưởng tiên quyết đến quá trình phân hủy của rơm rạ.
Trong lúc kiểm tra mô nấm, khi thấy nhiệt độ tăng, rơm thiếu nước. Cần bổ sung lượng nước tưới đều cho mô nấm.
Còn khi nhiệt độ mô nấm bị giảm, cảm nhận mô bị lạnh. Nên dừng tưới nước, bỏ bớt áo mô, tháo bớt mái che để nắng có thể chiếu vào. Giúp tăng nhiệt độ của mô nấm.
Đảo áo rơm: Sau thời khoảng thời gian 6-8 ngày, bà con cần tiến hành dỡ áo mô. Xốc lại cho tơi, và đậy lại cho mô nấm. Mục đích là để tránh tình trạng tơ nấm ăn lan ra ngoài áo, không hình thành được nấm.
Các bệnh hay gặp trong quá trình trồng nấm rơm
Bệnh do virut: Khi trong gia đoạn phát triển quả nấm, virus sẽ làm hỏng sợi nấm. Dần dần phần quả nấm sẽ yếu dần và chết. Chưa có thuốc đặc trị. Chủ động bằng cách xử lý rơm kỹ trước khi ủ, loại bỏ khu vực bị bệnh sớm tránh lây lan.
Bệnh do vi khuẩn: Các vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp. Đặc biệt ở mũ và chân nấm, chúng hút chất dinh dưỡng làm nấm bị thâm đen, dần dần thối nhũn và chết. Vì vậy trong quá trình trồng, chú ý khử trùng và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Thu hoạch
Thời gian sinh trưởng của nấm rơm khá ngắn. Sau khi rải meo và ủ, trong khoảng 12-14 ngày sau là có thể thu hoạch. Tùy theo cách ủ và loại meo giống, mà thời gian có thể chênh lệch ít nhiều. Sau khi thu hoạch xong đợt thứ nhất, thì 7- 8 ngày sau bà con có thể thu hoạch đợt thứ 2. Và thu hoạch trong khoảng 3-4 ngày sau đó thì kết thúc vụ nấm.
Mỗi ngày bà con nên hái nấm 2 lần. Lần đầu vào lúc sáng sớm (trước 6h) và lần 2 khoảng 2-3 giờ chiều.
Như vậy Thảo Nguyên Xanh đã cùng các bạn tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc nấm rơm để đạt hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó là những lưu ý, các hưỡng dẫn ủ rơm, rải meo giống và thu hoạch nấm đúng cách.
Cách trồng và chăm sóc rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện. Chúc các bạn thành công với mô hình trồng nấm của mình.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Dấu hiệu và cách xử lý sâu bệnh cho cây trong nhà
Để có được những chậu cây trang trí trong nhà khoẻ mạnh và tươi tốt, bạn cần phải biết một vài kỹ thuật chăm cây cơ bản, hiểu và biết những dấu hiệu cũng như cách xử lý sâu bệnh cho cây trồng trong nhà. -
Biện pháp giải độc cho hoa hồng khi sử dụng nhiều phân bón
Hoa hồng cần được chăm sóc, bón phân với liều lượng đầy đủ, phù hợp thì cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ... -
Kỹ thuật chăm sóc cây Linh sam
Cây Linh sam là một trong những giống cây cảnh bonsai được nhiều người ưa thích trồng và chăm sóc. -
Kỹ thuật chăm sóc hoa Mào gà nở đều và đẹp
Mang một cái tên rất lạ, hoa Mào gà là loài hoa rất được yêu thích và trồng nhiều ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Trâm ổi
Hoa Trâm ổi nổi bật với màu sắc đẹp, hoa sai, nở quanh năm và đặc biệt là sức sống khỏe dù không mất nhiều công chăm sóc. -
Các mẹo nhỏ giúp cây cối trong nhà luôn xanh tốt
Một chút để tâm khi chăm sóc cây sẽ giúp không gian nhà bạn luôn có màu xanh tươi mát.