Tết trung thu còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày 15 tháng 8 (Rằm tháng 8) hằng năm, là một lễ hội truyền thống trong văn hóa các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Một văn hóa từ lâu đời đến hiện tại đã phát triển thành tết thiếu nhi của Việt Nam. Vào ngày lễ này, các gia đình thường ăn bánh nướng, bánh dẻo, uống trà hoặc rượu, trẻ em thì đeo mặt nạ, rước đèn lồng. Cúng Rằm cũng là một hoạt động trong ngày lễ này.
Nét độc đáo của Tết trung thu châu Á
Tết trung thu bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam có ngày Tết trung thu mà văn hóa này còn có ở nhiều quốc gia Châu Á, mỗi quốc gia lại có những nét phong tục riêng của mình.
1. Tết trung thu ở Việt Nam
Tết trung thu ở Việt Nam thì có nguồn gốc từ thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long, là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới mùa màng bội thu, cho con dân ấm no. Khác với Trung thu ở Trung Quốc thì có truyền thuyết Thỏ ngọc, Trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh Sự tích chú Cuội và chị Hằng.
Tết trung thu (Tết đoàn viên) là một trong những truyền thống văn hoá gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Vào dịp này người ta thường mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào tối ngày trăng Rằm. Có rất nhiều những hoạt động văn hoá được tổ chức vào dịp Tết trung thu như:
- Rước đèn: những chiếc lồng đèn với mọi kích thước và hình dạng khác nhau tượng trưng cho ánh sáng chỉ dẫn cho con người con đường đến sự thịnh vượng và may mắn.
- Múa Lân: con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà
- Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu đầy những loại hoa quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na,…và bưởi là thứ không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết trung thu.
- Làm đồ chơi trung thu: Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ, Tết trung thu. Tại Việt Nam, những nơi như tỉnh Tuyên Quang, thành phố Hội An và Thành phố Hồ Chí Minh (phố lồng đèn Lương Nhữ Học ở Quận 5) nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày Tết trung thu.
2. Tết trung thu ở Trung Quốc
Tết trung thu ở Trung Quốc gắn liền với hình ảnh chiếc đèn lồng, đèn hoa đăng và đèn Khổng Minh. Người dân Trung Hoa quan niệm rằng những thứ này sẽ giúp đem lại may mắn, bình an cho họ.
Bánh nướng và bánh dẻo hình tròn cũng là một biểu tượng của ngày Rằm Tháng Tám. Trong văn hóa Trung Quốc, hình tròn của bánh Trung Thu sẽ tượng trưng cho sự trọn vẹn và đoàn tụ, mang theo nhiều ý nghĩa phúc lành.
Đèn Khổng Minh được thả đồng loạt lên bầu trời
Đèn hoa đăng
3. Tết trung thu ở Singapore
Vào dịp Tết trung thu, cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện được nét văn hoá đa dạng của mình, mọi gia đình sẽ bày mâm cỗ và chờ trăng lên để phá cỗ, trẻ con thì được xem múa lân và vui chơi thoả thích. Tết trung thu ở Singapore là dịp để mọi người gửi những món quà, lời chúc may mắn tới gia đình, bạn bè hay đối tác. Đến với Singapore vào dịp Tết trung thu bạn sẽ choáng ngợp với những con phố, nẻo đường tràn ngập những chiếc đèn lồng rực rỡ. Bên cạnh đó là những hoạt động vui chơi, giải trí, các buổi biểu diễn kịch, múa rối,…sôi nổi
Đường phố Singapore ngập tràn ngập đèn lồng
Những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu tại Gardens by the Bay
4. Tết trung thu ở Thái Lan
Nét thú vị và đặc trưng vào ngày Tết trung thu của người Thái Lan là món bánh truyền thống không thể thiếu trong mâm lễ cầu trăng ở Thái Lan đó là bánh quả đào. Bánh quả đào làm lễ vật cho Bồ tát Guanyin được lưu truyền lại cho đến ngày nay và trở thành một trong những hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt của người Thái. Những hoạt động thả mổi bật dịp này như thả những chiếc đèn trời, cầu mong mọi điều may mắn và hạnh phúc.
Mâm lễ cầu trăng của người Thái Lan
5. Tết trung thu ở Nhật Bản
Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức mỗi năm 2 lần vào dịp Rằm 15 tháng 8 và 13 tháng 9 âm lịch được đặt với tên gọi là O-tsukimi
Trong lễ hội xem trăng của người Nhật, mọi người dạo chơi và uống rượu Sake dưới ánh trăng tròn để kỉ niệm mùa màng. Trong ngày Tết trung thu ở Nhật Bản, nét đặc trưng là những chiếc đèn lồng Cá Chép trong lễ hội rước đèn. Tương truyền Cá Chép tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại.
Ngoài những chiếc bánh trung thu, bánh Tsukimi Dango còn là món bánh truyền thống của người Nhật vào dịp Tết trung thu.
Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức mỗi năm 2 lần
Bánh Tsukimi Dango
6. Tết trung thu ở Hàn Quốc
Ngày lễ Rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên là Chuseok (Chuseok có nghĩa là “đêm mùa thu”) là đêm trăng Rằm đẹp nhất trong năm. Đây không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ngày nay, Chuseok được coi là dịp Lễ Tạ Ơn ở Hàn Quốc.
Điệu nhảy nổi tiếng dịp Trung thu Hàn Quốc là “Ganggangsullae”. Trong điệu nhảy này, những người phụ nữ mặc Hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) cùng nắm tay tạo thành một vòng tròn cùng nhau hát trong đêm lễ Chuseok.
7. Tết trung thu ở Đài Loan
Ở Đài Loan, cùng với các hòn đảo thuộc ngoại ô như Penghu, Kinmen và Matsu, Tết trung thu là một ngày lễ công cộng. Tiệc nướng ngoài trời đã trở thành một sự kiện phổ biến để bạn bè và gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Trẻ em cũng làm và đội những chiếc mũ được làm từ vỏ bưởi, người ta tin rằng Trường Sinh, nàng tiên trên Mặt Trăng, sẽ nhận ra những đứa trẻ mang trái cây yêu thích của mình và ban phước may mắn cho họ.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Gợi ý thiết kế không gian xanh cho nhà phố
Không gian xanh cho nhà phố hiện đang là xu hướng thiết kế kiến trúc nhà ở, đặc biệt với không khí ngột ngạt, xô bồ chốn đô thị. -
5 loài cây bóng mát có hoa đẹp được ưa chuộng
Các loài cây lớn không chỉ tạo bóng mát cho công trình mà còn góp phần làm tăng vẻ đẹp của không gian sống. Cùng Thảo Nguyên Xanh điểm qua 5 loài cây xanh bóng mát có hoa đẹp đang được ưa chuộng nhé! -
Tự Làm Điểm Nhấn Ánh Sáng Cho Sân Vườn Thêm Lãng Mạn Bằng 10 Cách Đơn Giản
Tự tay thiết kế góc chiếu sáng lung linh để không gia sân vườn đẹp bình yên, dung dị. -
7 loại cây trồng trong nước được ưa chuộng nhất
Xu hướng “trồng cây trong nước” hay gọi là thủy canh đang được rất nhiều người ưa chuộng, bởi tính thẩm mỹ cao; dễ trồng, dễ chăm sóc mà lại vô cùng tiện lợi, xinh xắn, trang trí cho không gian sống của bạn thêm vui tươi. -
Hoa sữa với mùi hương nồng nàn và điều đặc biệt lưu ý
Hoa sữa là một hình ảnh không thể thiếu mỗi khi Hà Nội sang thu, những bông hoa li ti thi nhau đua nở rộ, tạo thành từng chùm hoa trắng muốt, phủ trắng một khoảng trời. Loài hoa mang một vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc, mặc dù không rực rỡ như những loài hoa khác nhưng loài hoa này lại mang trong mình một mùi hương quyến rũ nồng nàn. -
Chăm sóc cây hoa lan
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản để chăm sóc cây hoa lan phát triển tốt nhé.