Nếu được hỏi loại cây nào được trồng nhiều nhất thì xin trả lời đó là cây Lưỡi hổ. Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà chúng còn giúp hấp thụ hơn 100 độc tố nữa. Đã thế chúng còn rất dễ trồng. Cùng xem kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ đơn giản như thế nào nhé!
1.1 Đặc điểm của cây Lưỡi hổ
Cây Lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau. Ví dụ như cây Lưỡi cọp hay cây Hổ vĩ mép vàng. Chiều cao chỉ vào khoảng 40-60cm. Cây xanh tươi quanh năm mà ít tốn công chăm sóc. Hơn nữa còn không tốn quá nhiều diện tích.
Cây Lưỡi hổ dễ trồng và dễ chăm sóc
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lưỡi hổ
2.1 Kỹ thuật trồng cây Lưỡi hổ
Đây là giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Muốn nhân giống cây bạn có thể chọn giâm cành hay tách bụi đều được.
Tách bụi:
Đặc điểm của cây này là sinh đôi và phát triển nhanh chóng. 1 cây mẹ rất dễ đẻ những nhánh mới và cây con mới.
Khi cây con lớn được khoảng 15 đến 30 ngày thì bạn đem tách thành cây mới.
Phương pháp này có ưu điểm là tỉ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên nhược điểm của chúng lại là số lượng rất ít. Bạn chỉ nên áp dụng khi trồng tại nhà thôi nhé!
Những nơi công cộng, sân bay hay nơi nhiều khói bụi người ta trồng cây Lưỡi hổ để lọc không khí
Giâm cành:
Phương pháp này giúp bạn tách được nhiều cây hơn nhưng công đoạn cần sự chu đáo tỉ mỉ cao.
Cây giống cần khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Trên cây đó chọn lấy 1 lá non đẹp nhất rồi cắt sát gốc. Chú ý là được chọn không già quá cũng không non quá nhé!
Đem lá cắt được cắt thành khúc 5cm. Đợi đến khi vết cắt khô và mặt lá héo thì mới đem chôn. Khi chôn chỉ chôn khoảng ½ độ sâu của đất thôi. Bạn không nên chôn lá quá sâu nhé! Mang chậu đặt ở nơi thoáng mát có năng nhẹ.
Chú ý không tưới nước nhiều quá và đợi cây ra rễ là được. Thời điểm tốt nhất để giâm lá nên là từ mùa xuân đến cuối hạ là vừa đẹp.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc
Như đã nói cây Lưỡi hổ chăm sóc rất dễ. Chúng chịu hạn giỏi cũng như thích nghi tốt với điều kiện thiếu sáng và diện tích. Nhưng muốn cây phát triển tốt thì cần chú ý phân bón, ánh sáng. Như vậy lá cây sẽ xanh tươi hơn nhiều.
Dù có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì cây vẫn chịu được. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên để cây ở bóng râm, trong nhà, …
Chăm sóc cây là một nghệ thuật
Đất trồng cần nhiều dinh dưỡng, có độ kiềm cao. Bạn có thể trộn đất cùng phân bón và mùn đều được.
Ở nhiệt độ từ 18 đến 30 độ cây phát triển rất tốt. Nhưng dưới 10 độ cây sẽ chết. Vì thế nó không phù hợp trồng ở mùa đông ngoài Bắc.
Ở thời điểm nắng nóng như mùa hè bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 tuần/lần thôi. Mùa đông thì kéo giãn ra 1 tháng/lần.
Phân bón: Muốn cây phát triển tốt thì đừng quên bón phân định kỳ 3 tháng/ lần cho cây. Vào mùa đông cây hấp thụ kém nên bón phân hạn chế thôi, để tránh lãng phí.
Nếu lá có đốm nâu, rễ có dấu hiệu thối thì bạn đang cho cây uống nhiều nước quá đấy! Nếu lá đang chuyển sang đen thì cần đưa ngay cây đến nơi có nhiệt độ cao hơn. Còn lá có màu vàng nhạt thì mang cây đến nơi có nhiều ánh sáng chút là được.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây Lưỡi hổ
Tác dụng của cây trong cuộc sống là điều không ai chối bỏ được. Nhưng về phong thủy chúng cũng có những ý nghĩa tuyệt vời không kém. Đặt cây này trong nhà thì sẽ mang tới nhiều may mắn cho gia chủ đấy!
Cây Lưỡi hổ mang nhiều ý nghĩa phong thủy
Cây Lưỡi hổ mọc thẳng đứng tượng trưng cho sự kiên cường, ý chí không lùi bước trước khó khăn. Vì thế với nhiều gia chủ mệnh Thổ họ chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà. Với ý nghĩa sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình.
Bạn có thể mua 1 cây Lưỡi hổ tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp dịp tân gia hay năm mới đều rất ý nghĩa. Nếu đặt cây trong nhà nên chú ý các góc như Đông hay Đông Nam. Đây là những góc giúp cây phát huy hết được ý nghĩa của mình.
Với những ý nghĩa mà cây Lưỡi hổ mang lại, mình tin các bạn đã sẵn sàng trồng 1 cây rồi đúng không? Cứ áp dụng kỹ thuật trồng cây lưỡi hổ như trên, bạn sẽ có được 1 cây cảnh xanh tốt đấy! Chúc các bạn thành công nhé!
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật chăm sóc cây Hồng môn
Cây Hồng môn thích những nơi râm mát, không ưa nắng nóng. Cây thích hợp trồng làm cảnh trong nhà. -
Tự làm phân bón hữu cơ từ những rác thải sinh hoạt hằng ngày
Thay vì bỏ đi sau mỗi lần sơ chế bạn có thể tận dụng các rác thải nhà bếp như: vỏ chuối, vỏ trứng, nước vo gạo, thức ăn dư thừa để làm phân bón tự nhiên cho cây. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Trâm ổi
Hoa Trâm ổi nổi bật với màu sắc đẹp, hoa sai, nở quanh năm và đặc biệt là sức sống khỏe dù không mất nhiều công chăm sóc. -
Cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước tốt trở lại
Trong quá trình chăm sóc cây cảnh của mình sẽ không tránh khỏi đôi lúc bạn vô tình làm cây bị úng nước. Vậy làm thế nào để cứu chữa cho cây khi gặp tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! -
Mẹo trồng cây ớt trĩu trái quanh năm
Bí quyết trồng cây ớt tại nhà trĩu trái quanh năm -
Cách chăm sóc Hoa giấy ra hoa đẹp đúng dịp Tết Nguyên Đán
Cách chăm sóc cây Hoa giấy ra hoa đúng dịp Tết.