Hoa Sứ được mệnh danh là hoa hồng của sa mạc. Vì sao ư? Chính vì vẻ đẹp kiều diễm, lộng lẫy của nó giữ vùng đất khô cằn. Nó được gọi là Sứ sa mạc hay Sứ Thái. Sở dĩ gọi như thế vì lần đầu nhập là từ Thái. Hiện nay nó đã trở thành giống hoa rất phổ biến ở Việt Nam.
Bạn biết đấy kỹ thuật trồng hoa Sứ không hề khó chút nào. Tuy nhiên cái khó nhất đối với người chơi hoa là tạo dáng cho cây. Đồng thời căn chỉnh làm sao cho hoa nở đúng dịp Tết. Bạn đừng lo lắng quá, bài viết này Thảo Nguyên Xanh sẽ gỡ rối cho bạn.
Trong phong thủy cây Sứ sa mạc có màu đỏ sẽ mang đến nhiều hồng phúc cho chủ nhà. Công việc theo đó mà thuận lợi, phát đạt. Cuộc sống tràn ngập niềm vui, may mắn.
Mỗi dịp Tết đến, nhiều gia đình lựa chọn việc trưng bày cây hoa Sứ trong nhà. Với mong muốn năm mới may mắn đến nhiều hơn. Nếu vào ngày Tết hoa Sứ nở rộ nhiều thì năm đó mọi thứ đều suôn sẻ, sung túc cả năm.
Có thể nói theo phong thủy thì chúng có ý nghĩa rất tốt với hầu hết mọi người. Nếu người nào mệnh Hỏa hoặc Thổ thì nên để 1 cây trong nhà. Hay ai buôn bán kinh doanh cũng đừng quên loại hoa này nhé!
Giống hoa này rất thích nắng khô, đặc biệt ghét ẩm ướt và nhạy cảm với rét lạnh. Do đó bạn sẽ ít gặp những cây hoa Sứ ở miền Bắc nước ta hơn miền Nam.
2. Kỹ thuật trồng hoa Sứ đúng chuẩn
Thông thường người ta sẽ chọn trồng cây hoa Sứ trong chậu hơn ngoài vườn. Về thẩm mỹ nó cũng đẹp hơn mà chăm sóc cũng dễ hơn. Hơn nữa sau này bạn chuyển chậu cho cây cũng đơn giản.
Khi trồng cây lâu ngày thì rễ cây sẽ ngày 1 to lên. Lúc đó bạn sẽ phải chuyển chậu cho cây để bộ rễ có không gian phát triển. Nhớ kỹ là lúc sang chậu phải nhấc bộ rễ cao hơn hẳn miệng chậu. Như vậy mới có được dáng cây đẹp được.
Chậu trồng cần chú ý có lỗ thoát nước thông thoáng. Ngoài ra tùy vào kích thước bộ rễ mà bạn chọn chậu trồng cho phù hợp.
Vì đặc thù dễ tính nên bạn trồng chúng trên đất như nào cũng được. Miễn sao đất đủ tơi xốp và thoát nước tốt là được. Vì cây không chịu được úng ngập mà.
Khi đã chuẩn bị xong chậu và đất trồng thì bạn có thể trồng cây bằng 2 cách. Đó là gieo hạt và giâm cành. Mặc dù giâm cành nhanh và nhiều người áp dụng. Nhưng gieo hạt dù tốn thời gian chăm sóc nhưng sau này rễ cây đẹp và dễ tạo dáng hơn.
Cần lưu ý trong nhựa cây hoa Sứ có 1 chất độc. Nếu trồng cây trong nhà thì chú ý tránh để trẻ em và thú cưng tiếp xúc.
Trong nhựa cây hoa Sứ có chất độc, ngoài ra chất độc này còn có ở vỏ và 1 số bộ phận khác. Nhưng cũng nhờ chất độc này mà cây còn được dùng làm thuốc nữa đấy!
Mủ từ thân cây ngoài việc chữa sâu răng hay các vết thương đã hoại tử thì còn có khả năng chống cháy hiệu quả. Người ta còn dùng bột ở thân cây để diệt ký sinh trùng ở gia súc hay lạc đà.
3. Hướng dẫn chăm sóc hoa Sứ
Muốn chậu sứ ra nhiều hoa thì cần chú ý không được để cành hoa vươn dài quá nhé!
Để cây ra hoa vào đúng dịp Tết thì bạn cần lưu ý những điều sau. Nếu năm đó mưa đều thì đến rằm tháng 7 âm bạn cắt bỏ cành cho cây. Ngược lại nếu mưa ít hay có hạn hán thì đợi đến rằm tháng 8 nhé!
Mỗi khi hoa Sứ đã tàn thì bạn phải tiến hành loại bỏ những cành hoa dài. Như vậy sẽ làm cây đợt sau ra hoa nhiều hơn.
Hoa Sứ thì bạn dùng phân vô cơ hay hữu cơ đều được cả. Liều lượng bạn sẽ căn cứ vào tuổi của cây sao cho thích hợp.
– Cây Sứ dưới 6 tháng tuổi: Thời kỳ này bạn cần bón phân để cây mau ra chồi, lá và rễ. Bạn dùng khoảng 15g phân NPK 20-20-15 + TE hòa với 10 hoặc 15l nước. Sau đó đem tưới vừa đủ ẩm cho cây thôi. Hoặc cũng có thể dùng phân NPK 16-12-8 + TE. Cách làm cũng tương tự như trên. Đều đặn 2-3 tuần tưới 1 lần. Kết hợp với đó là bón lá bằng phân đầu trâu 005. Chu kỳ 5-7 ngày 1 lần là được.
– Khi cây trong giai đoạn 6 tháng đến 1 năm tuổi thì bạn tiến hành bón thúc cho cây. Mỗi chậu bạn bón 20 đến 30g phân NPK 20-20-15 + TE. Không có thì dùng NPK 16-12-8 + TE cũng được. Mỗi lần bón nên cách nhau từ 20 ngày đến 1 tháng. Đồng thời kết hợp bón thêm phân đầu trâu 005 cho lá cây. Nếu muốn cây ra hoa thì dùng phân đầu trâu 007.
– Khi cây trên 1 tuổi và có hoa ổn định rồi thì bạn sẽ tiếp tục bón thúc cho cây với liều lượng và phân như khi cây 6 tháng – 1 năm tuổi. Thời gian cũng tương tự như thế.
Hoa Sứ rất dễ bị sâu bệnh. Do đó bạn cần quan sát cây thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời sẽ chọn được loại thuốc phù hợp với sâu bệnh.
Lưu ý chung khi chăm sóc
Khi tạo dáng bạn cần quan sát những điểm sau. Củ cây cân đối hay bị lệch. Chúng cố định hay bất định. Thân cây là thân chánh như cổ thụ hay thân siêu phong, thân cụt, thân nhiều nhánh,… Nhánh cây sum suê, đầy đặn hay thưa thớt. Từ đó bạn có thể tạo được dáng cây Sứ đẹp nhất.
Một cây Sứ được cho là đẹp khi cành của chúng tương ứng với dáng cây và thân cây. Cành dài, dáng cây cao sừng sững vẫn đẹp hơn là bạn cố uốn cây theo 1 dáng không hợp. 1 bộ nhánh già cỗi, lá thưa thớt rất hợp với 1 bộ củ to và lâu năm.
Đồng thời cây Sứ đó có sự hài hòa liên tục giữa gốc, thân và nhánh rồi đến hoa. Cộng thêm yếu tố thời gian càng làm cho cây sứ hòa hợp, có giá trị. Nếu muốn sửa thì bạn chỉ cần chỉnh dáng cho cây vững, nhánh phân bố mạch lạc hơn. Có chăng thì cắt nhẹ nhánh cây để cây hài hòa là được.
Bạn thấy kỹ thuật trồng hoa Sứ không hề khó đúng không? Có chăng bạn tốn nhiều công sức cho việc tạo thế cho cây thôi. Hoặc là canh thời gian cho hoa nở như ý muốn. Còn lại nhìn chung đều đơn giản vô cùng. Thảo Nguyên Xanh tin những kiến thức này sẽ giúp bạn có được chậu hoa Sứ đẹp tuyệt đấy!
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mai chiếu thủy khỏe mạnh dáng đẹp
Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, trang trí khuôn viên sân vườn và cảnh trí ngôi nhà. Là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững, ổn định. -
Cách trồng cây cảnh trang trí theo hình thức Kokedama
Ở bài viết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về Kokedama là gì? Có thể nói đây là một xu hướng trồng cây độc đáo, không cần chậu và có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách trồng cây cảnh trang trí theo hình thức Kokedama trong bài viết này nhé! -
Tự làm phân bón hữu cơ từ những rác thải sinh hoạt hằng ngày
Thay vì bỏ đi sau mỗi lần sơ chế bạn có thể tận dụng các rác thải nhà bếp như: vỏ chuối, vỏ trứng, nước vo gạo, thức ăn dư thừa để làm phân bón tự nhiên cho cây. -
Kỹ thuật chăm sóc cây Lan ý
Những bông hoa trắng nhẹ nhàng lên rặng lá xanh biếc mang lại một cảm giác nhẹ nhàng trang nhã cho tất cả mọi người. -
Kỹ thuật chăm sóc hoa Hải đường
Ông bà ta quan niệm rằng chọn chậu hải đường hoặc tranh liên quan hải đường làm quà tặng sẽ có ý nghĩa mang lại vinh hoa phú quý, may mắn đầy nhà đến cho gia chủ -
Mẹo cắm hoa đẹp, đơn giản tại nhà
Hiểu được những nguyên tắc cơ bản khi cắm hoa là điều cần thiết để tạo ra một bình hoa tươi xinh xắn trang trí cho ngôi nhà của bạn.