Cách phòng bệnh cho cây hoa hồng khi vào mùa mưa

Hoa hồng khi vào mùa mưa thường gặp một số bệnh gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. 


 

Những loại bệnh này diễn biến nhanh và lây lan trên diện rộng khiến vườn hồng mất đi vẻ thẩm mỹ. Vì thế sau đây Thảo Nguyên Xanh sẽ gửi đến các bạn cách phòng bệnh cho hoa hồng trong mùa mưa.

 

1. Bệnh đốm đen hoa hồng từ Dipclocarpon rosae

Gây hại trên lá và hoa của nhiều giống hoa hồng. Đầu tiên triệu chứng xuất hiện ở lá già. Sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nụ hoa.

Dấu hiệu nhận biết

Vết đốm tròn nhỏ màu nâu đen. Sau đó thành đốm đen to và viền có răng mịn. Đường kính vết bệnh 0,5-1cm.

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

 

Điều kiện gây hại

Nhiệt độ 23-26 độ C. Ẩm độ trên 80%. Mưa liên tục kéo dài.

Biện pháp phòng trừ

Dọn dẹp khu vườn thường xuyên. Cắt tỉa lá bệnh tiêu hủy. Chọn giá thể phù hợp tạo độ thông thoáng cho đất.

Bón phân hữu cơ như phân chậm tan hay phân dơi. Cân đối lượng đạm hợp lý và hạn chế tưới vào buổi chiều.

Bón phân hữu cơ như phân chậm tan hay phân dơi.

 

Bệnh gây nặng? Coc85 và Nano Gold Bạc Đồng. Kết hợp với phân bón lá vitamin B1 và Atonki kích rễ.

 

Pha 5g cho bình phun 2l phun đều trên 2 bề mặt lá 1lần/tuần để điều trị

 

2. Bệnh mốc xám hoa hồng bởi botrytis blight

Gây hại nặng vào mùa mưa tháng 4, 5 và 8. Khả năng lây lan nhanh.

Dấu hiệu nhận biết

Những chấm đỏ màu đỏ/hồng. Nhìn xa trông giống các giọt nước đọng lại trên cánh hoa. Làm nụ hoa không nở mà khô lại rồi héo. Bệnh nặng sẽ lan xuống thân và cành.

Những chấm đỏ trên cánh hoa hồng là dấu hiệu nhận biết bệnh

 

Làm nụ hoa không nở mà khô lại rồi héo

 

Bệnh mốc xám khi lan xuống thân và cành hoa hồng

 

Biện pháp phòng trừ

Kiểm tra vườn thường xuyên. Cắt tỉa cành lá vàng lá bệnh. Hạn chế tưới nước (không tưới vào chiều tối). Kiểm độ ẩm đất. Xử lý đất nhiễm bệnh bằng chế phẩm Trichoderma. Bón trực tiếp vào đất hay pha loãng tưới vào gốc.

Bệnh gây hại nặng. Dùng Aliette 800WG, Daconil 500SC và Nano Gold Bạc Đồng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Aliette giúp phòng trừ bệnh mốc xám ở cây hoa hồng

 

3. Bệnh sương mai hoa hồng bởi peronospora sparsa

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh gây hại trên lá. Vết bệnh có màu đỏ tía đến nâu sẫm. Hình dạng bất định (như vết bỏng).

Ban đầu làm lá non cong lại màu vàng. Bào tử màu xám xuất hiện dưới lá.

Gây hại nặng: Rụng lá hàng loạt, cây chậm phát triển nên còi cọc. Lá nhỏ hạn chế khả năng bật chồi và ra hoa.

Bệnh gây ra rụng lá hàng loạt, cây chậm phát triển, lá nhỏ hạn chế khả năng bật chồi và ra hoa.

 

Biện pháp phòng trừ

Thường xuyên vệ sinh vườn. Cắt tỉa lá vàng và lá nhiễm bệnh. Tạo độ thông thoáng.

Giảm lượng nước tưới vào mùa mưa. Hạn chế tưới khi chiều tối.

Bệnh gây hại nặng? Dùng Antracol 70WP hay Nano Gold Bạc Đồng.

Mùa mưa đang đến gần, hy vọng với những thông tin của Thảo Nguyên Xanh chia sẻ, các bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức về cách phòng bệnh cho hoa hồng. Chúc các bạn có một vườn hồng tươi đẹp và khỏe mạnh.

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH

Hotline : 028 6287 3168

Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn

Website: thietkethicongcanhquan.com

Facebook : Thảo Nguyên Xanh

 

CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168

Bình luận

Bài viết liên quan