Trong quá trình chăm sóc cây cảnh của mình sẽ không tránh khỏi đôi lúc bạn vô tình làm cây bị úng nước. Vậy làm thế nào để cứu chữa cho cây khi gặp tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân cây bị úng nước
Tình trạng cây bị úng nước thường xảy ra do tưới quá nhiều nước hoặc do mưa nhiều gây ngập úng và cây không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Hoặc có thể giá thể trồng cây không tơi xốp, không thoát nước tốt (giá thể giữ nước). Ngoài ra lỗ thoát nước của chậu trồng cây thoát nước kém hoặc khu vực trồng cây trũng thấp cũng khiến cây dễ bị ngập úng.
Những tác động của việc bị úng nước đến cây cảnh
Việc cây bị úng nước thời gian dài sẽ khiến cây khó trao đổi khí và hấp thụ dưỡng chất do thiếu hụt oxi đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật yếm khí phát triển, hình thành CO2, axit hữu cơ và chất độc hại cho cây. Các tuyến trùng, nấm bệnh cũng dần phát triển gây hại cho cây cảnh.
Dấu hiệu nhận biết cây bị úng nước
Bạn có thể dễ dàng nhận biết cây đang gặp tình trạng úng nước từ việc cây kém phát triển do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng và những dấu hiệu trên từng bộ phận của cây:
· Lá: Vàng lá, rụng lá, lá có đốm nâu hoặc vàng.
· Thân: Thân mềm, dễ gãy, có thể xuất hiện mốc.
· Rễ: Rễ bị thối, có mùi hôi.
· Đất: Đất luôn ẩm ướt, không thoát nước tốt.
Cách xử lý và chăm sóc cây cảnh bị úng nước
Khi cây có biểu hiện bị úng điều đầu tiên cần làm là tạm ngưng tưới nước cho cây để ngăn chặn tình trạng úng nước trở nên nghiêm trọng hơn, di chuyển cây đến chỗ mát, có bóng râm.
1. Đưa cây vào chỗ mát
Việc đưa cây vào chỗ râm mát sẽ giúp bảo vệ thân và lá cây, hạn chế sự mất nước.
2. Lấy cây ra khỏi chậu
Vỗ nhẹ thành chậu để làm đất bung ra khỏi rễ, nhẹ nhàng lấy cây ra ngoài bỏ lớp đất cũ. Hãy kiểm tra hệ thống rễ cây nếu có những đoạn màu nâu, bị dập và thối rửa tức là rễ đã bị úng, nên cắt tỉa đi những phần rễ này cũng như những cành lá bị khô, chết.
3. Làm khô rễ
Để cây ở nơi thoáng mát, có bóng râm để rễ cây được khô ráo. Bạn có thể dùng giấy báo thấm nước hoặc khăn giấy để thấm khô phần rễ.
4. Chuẩn bị đất trồng mới
Chọn giá thể tơi xốp, thoát nước tốt, bạn có thể dùng một lớp đất nung sỏi lót dưới đáy chậu để giúp thoát nước tốt hơn. Đất trồng mới nên được trộn thêm một ít phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
5. Trồng cây vào chậu
Trồng cây vào chậu mới có lỗ thoát nước tốt, đảm bảo đất không bị nén quá chặt, đặt cây ở vị trí khô thoáng.
6. Chăm sóc và theo dõi cây sau khi trồng
Sau khi trồng lại, chỉ tưới nước khi đất bề mặt khô ráo. Tránh tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng nước lại.
Cắt bỏ những lá vàng, lá héo để giảm thiểu sự thoát hơi nước và tập trung dinh dưỡng cho cây phục hồi
Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sau khoảng 7-10 ngày, bạn có thể bổ sung thêm phân bón lá để giúp cây phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng phân bón với liều lượng thấp hơn so với bình thường. Không nên bón phân khi cây mới ra chồi non để tránh làm chết các cành non còn yếu và chết cây.
Để tránh gặp phải tình trạng úng nước, trước hết bạn cần lưu ý một số điều dưới đây khi bắt đầu trồng cây:
- Chọn chậu trồng: Nên chọn chậu có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng úng nước.
- Đất trồng: Sử dụng đất trồng có độ tơi xốp cao, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm vỏ trấu, xơ dừa để tăng khả năng thoát nước cho đất.
- Tưới nước đúng cách: Tưới nước đều đặn, không tưới quá nhiều hoặc quá ít. Tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh nước bốc hơi nhanh.
- Quan sát cây: Quan sát cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
Vì không phải tất cả các cây đều có thể cứu sống được khi bị úng nước quá nặng và thời gian phục hồi của cây tùy thuộc vào mức độ bị úng nước và loại cây nên tốt hơn hết bạn cần tìm hiểu thật kỹ nhu cầu nước của từng loại cây trồng để điều chỉnh lượng nước tưới cho sao thích hợp nhất.
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH
Hotline : 028 6287 3168
Email : thietkethicongcanhquan@thaonguyenxanh.vn
Website: thietkethicongcanhquan.com
Facebook : Thảo Nguyên Xanh
CÔNG TY TNHH TM XD THẢO NGUYÊN XANH cung cấp dịch vụ sân vườn Thiết kế, Thiết kế thi công cảnh quan, Thi công, Bảo dưỡng cảnh quan. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp và cho thuê cây văn phòng. Liên hệ ngay để được hỗ trợ: 028 6287 3168
Bài viết liên quan
-
Kỹ thuật chăm sóc cây Lan ý
Những bông hoa trắng nhẹ nhàng lên rặng lá xanh biếc mang lại một cảm giác nhẹ nhàng trang nhã cho tất cả mọi người. -
Kĩ thuật trồng và chăm sóc dạ yến thảo
Dạ yến thảo là cây thân thảo, phân thành nhiều nhánh, dễ trồng và chăm sóc nhưng nếu trồng dưới đất cây sẽ bị dập nát, vậy làm thế nào để trồng được một chậu cây dạ yến thảo thật đẹp? -
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mai chiếu thủy khỏe mạnh dáng đẹp
Mai chiếu thủy thường được trồng làm cây bonsai, trang trí khuôn viên sân vườn và cảnh trí ngôi nhà. Là loài cây mang ý nghĩa cho sự bền vững, ổn định. -
Diệt ốc sên bằng tỏi
Ốc sên là một loài động vật có vỏ, thân mềm, sống cả trên cạn và dưới biển. Chúng ăn tạp, thức ăn chủ yếu là lá cây, côn trùng nhỏ và mùn bã hữu cơ. -
Kỹ thuật phòng trừ rệp sáp trên cây Vạn tuế
Vạn tuế là loại cây cảnh dễ trồng nhưng cây dễ bị ảnh hưởng từ sâu bệnh, trong đó có bệnh thối ngọn, và nhất là rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae. -
Kỹ thuật chiết cành
Chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ và đem trồng thành cây mới.